Kết quả kiểm tra giá vé máy bay: Không phát hiện vi phạm
Liên đoàn bóng đá Việt Nam hỗ trợ, phân công thực hiện nhiệm vụ đối với giám sát trận đấu, giám sát trọng tài, trọng tài và trợ lý trọng tài.Từ chàng trai tự ti về ngoại hình, trở thành người mẫu ‘đắt show’
Ngày 10.3, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Lê Xuân Nam, Chủ tịch UBND xã Đông Hoàng (TP.Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa), cho biết xã này đã có tờ trình gửi UBND TP.Thanh Hóa đề nghị xem xét để kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền lập hồ sơ đưa chợ Chuộng trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.Theo ông Nam, tờ trình đã gửi đi và đang chờ cơ quan có thẩm quyền cho ý kiến rồi địa phương mới triển khai các bước tiếp theo."Các cụ cao niên trong xã và vùng lân cận không ai biết rõ chợ Chuộng có từ bao giờ, nhưng bao đời nay cứ sáng ngày mùng 6 tháng giêng hàng năm là hàng ngàn người dân xã Đông Hoàng và các xã lân cận tập trung về đây tạo thành phiên chợ. Điểm nổi bật và khác biệt nhất của chợ là phần ném cà chua vào nhau mà không cần lý do, với ý nghĩa để cầu may mắn cho một năm mới đến", ông Nam cho hay.Chợ Chuộng được người dân địa phương tổ chức vào ngày mùng 6 tháng giêng hàng năm. Vị trí tổ chức chợ là trên bãi đất trống ven sông Hoàng, thuộc thôn Giang (xã Đông Hoàng) - khu vực giáp ranh với các huyện Triệu Sơn và Thiệu Hóa.Thông tin chợ Chuộng đề nghị đưa vào danh mục di sản phi vật thể quốc gia thu hút sự quan tâm của người dân, bởi đây là phiên chợ độc nhất vô nhị ở tỉnh Thanh Hóa, và độc đáo trên toàn quốc. Ngày trước, theo quan niệm của người dân, thì người đi chợ Chuộng phải đánh nhau mới cầu được may, mà đánh nhau càng to thì may mắn mới càng nhiều. Ngày nay, thay vì "đánh nhau để cầu may", người đi chợ ném cà chua chín vào người nhau.Ở chợ còn có các hoạt động mua bán, cầu may đầu xuân. Những mặt hàng được bày bán tại phiên chợ chủ yếu là nông sản mang đặc trưng của các vùng nông thôn như: rau, củ quả, gà, vịt cùng những món ăn dân dã truyền thống như bánh cuốn, bánh đa, bỏng ngô, kẹo mật...Tương truyền vào ngày mùng 6 tháng giêng, một vị tướng của nghĩa quân Lam Sơn cùng vài trăm quân sĩ bị giặc Minh vây hãm ở làng Đông Hoàng (tên gọi xưa). Vị tướng ấy đã trao đổi với các bậc bô lão trong làng và huy động nhân dân quanh vùng tổ chức họp chợ để che mắt quân giặc, còn vũ khí được cất trong những gánh quà bánh, binh lính cũng được hóa trang thành dân thường trà trộn với dân trong chợ.Khi quân Minh đến, tưởng đó chỉ là một phiên chợ quê bình thường, nên mất cảnh giác. Lúc này, vị tướng bất ngờ phát lệnh, dân quân trong chợ nhất tề tấn công làm quân địch không kịp trở tay phải tháo chạy.Năm đó, người dân trong vùng gặp cảnh mưa thuật, gió hòa, làm ăn buôn bán đều thành công... Để tưởng nhớ chiến công và cũng là để "cầu may", cứ đến ngày mùng 6 tháng giêng hằng năm, người dân quanh vùng lại tụ tập về bên bến sông Hoàng để họp chợ...
Lái ô tô ngược chiều, nữ tài xế vẫn 'sửng cồ' chửi bởi người đi đúng
Ngày 11.1, Công an tỉnh Bình Dương cho biết CQĐT đã phát hiện và đấu tranh với nhóm đối tượng tại Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Bình Dương (ấp Gia Biện, xã Tam Lập, H.Phú Giáo, Bình Dương) về các hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; môi giới hối lộ và nhận hối lộ.Quá trình điều tra, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương xác định những vi phạm pháp luật tại Cơ sở cai nghiện ma túy Bình Dương diễn ra có tổ chức, hoạt động khép kín, cấu kết chặt chẽ, có sự phân công và chuẩn bị nhiều phương án đối phó với cơ quan chức năng.Ngoài những cán bộ, quản lý đã bị phát hiện, bắt giữ, CQĐT xác định vụ việc còn liên quan đến một số cán bộ khác được phân công quản lý học viên cai nghiện có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi.Ngoài ra, Công an tỉnh Bình Dương còn nhận được đơn thư tố giác cán bộ, lãnh đạo của cơ sở cai nghiện ma túy này có hành vi tham ô tài sản thông qua bán đấu giá tài sản không đúng quy định.Cơ quan điều tra xác định vụ việc có tính chất rất nghiêm trọng, liên quan đến tham nhũng, tiêu cực gây ảnh hưởng xấu đến hiệu quả tổ chức cai nghiện; ảnh hưởng xấu đến hình ảnh, uy tín của cơ quan quản lý Nhà nước và ảnh hưởng xấu đến tình hình ANTT tại địa phương vì vậy cần phải tập trung điều tra làm rõ và xử lý nghiêm.
Dù kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ 2025 đã khép lại, nhưng tuyến metro số 1 (tuyến Bến Thành - Suối Tiên) vẫn là địa điểm thu hút nhiều người dân và du khách. Sáng 4.2.2025 (mùng 7 tháng giêng), khác với hình ảnh đông đúc những ngày trước, bên trong các ga metro giờ đã trở nên thư thoáng hơn, nhưng vẫn mang lại một không khí vui tươi, tấp nập còn đậm sắc xuân.Ghi nhận tại ga Bến Thành, khu vực xếp hàng mua vé vẫn tập trung đông người. Hầu hết hành khách đều chọn vé giấy thay vì vé điện tử, dẫn đến việc xếp hàng dài hơn.Trái ngược với những ngày tết cao điểm, khu vực hành lang, lối dẫn xuống ga và ke ga đã trở nên thông thoáng hơn. Ngay tại hai ga ngầm Nhà hát Thành phố và Ba Son, số lượng hành khách cũng giảm rõ rệt.Bên trong các toa tàu, không khí dễ chịu hơn khi hành khách không còn chen chúc, chật chội khi đi lại. Nhiều người đi tàu cảm thấy thoải mái khi ngắm cảnh, trò chuyện cùng bạn bè, người thân. Nhiều người tranh thủ chụp ảnh, ghi lại ký ức với tuyến metro trong những ngày xuân. Nhiều người cho biết bây giờ đến metro cũng để trải nghiệm vui chơi trong những ngày chưa đi làm, số khác vì ngại đông đúc trong những ngày tết nên chọn hôm nay để đi lại.Dù tết đã qua, nhưng chuyến hành trình du xuân trên metro vẫn mới bắt đầu đối với nhiều người. Trong những ngày lộc xuân, việc cùng gia đình, bạn bè trên tuyến metro số 1 không chỉ là một trải nghiệm thú vị, mà còn là cách để bắt đầu một năm mới với những chuyến đi suôn sẻ, thuận lợi.
Mùa xuân lặng lẽ - Truyện ngắn dự thi của Hoài Nam (Hà Nội)
Chiều 3.3, thừa ủy quyền của Giám đốc Công an TP.Đà Nẵng, đại diện lãnh đạo Phòng An ninh đối ngoại Công an thành phố tổ chức trao quyết định công nhận đơn vị điển hình về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc năm 2024 cho Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng. Tại buổi trao thưởng, thượng tá Đặng Công Vinh, Phó trưởng phòng An ninh đối ngoại, trao quyết định của ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng, Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm, HIV/AIDS, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, về việc công nhận Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng là đơn vị điển hình phong trào.Trong đó, Đội trật tự du lịch biển đóng vai trò nòng cốt, có nhiều thành tích ấn tượng, phối hợp hiệu quả với lực lượng địa phương, nhất là công an, biên phòng, góp phần xây dựng thương hiệu biển Đà Nẵng bình yên, an toàn, thân thiện, hiếu khách.Theo Phòng An ninh đối ngoại, năm 2024, Đội trật tự du lịch biển chủ động bố trí lực lượng phối hợp với các đơn vị chức năng thuộc các phường ven biển, trong đó có tổ tuần tra thực hiện mô hình "đảm bảo an ninh trật tự du lịch biển".Đội trật tự đã phát hiện, phối hợp Công an P.Phước Mỹ xử lý 9 vụ trộm cắp/9 nghi phạm. Tập thể đội cùng 3 cá nhân Nguyễn Hồng Vân, Phan Thanh Trinh, Lê Thị Ý Linh được Giám đốc Sở Du lịch tặng giấy khen; anh Phan Thanh Trinh còn được UBND P.Phước Mỹ tặng giấy khen về thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.7 thành viên trong đội được Ban quản lý biểu dương về thành tích mật phục bắt nghi phạm trộm cắp ở bãi biển.Năm 2024, thành viên Đội quản lý trật tự du lịch còn được Ban quản lý biểu dương 41 lần tìm lại tài sản giá trị cho du khách bỏ quên, đánh rơi (điện thoại, ví tiền, túi xách, đồng hồ Rolex…); hỗ trợ tìm kiếm 251 trường hợp trẻ đi lạc, bàn giao cho gia đình.Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng cùng với P.Thanh Bình (Q.Hải Châu) là 2 đơn vị được TP.Đà Nẵng công nhận điển hình về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc năm 2024 trên toàn địa bàn TP.Đà Nẵng.